-
- Tổng tiền thanh toán:
Dạ quang đồng hồ là gì? Dạ quang đồng hồ sáng bao lâu?
Đăng bởi Trần Xuân Phú vào lúc 20/02/2024
Đã bao giờ bạn thắc mắc: làm thế nào mà một số kim đồng hồ, cọc số có thể phát sáng được trong bóng tối trông rất bắt mắt và tiện lợi hay chưa ? Chính là nhờ lớp dạ quang với những tính chất đặc biệt được phủ lên những chi tiết trên mặt số trong quá trình sản xuất. Không chỉ giúp người dùng có thể xem giờ trong môi trường thiếu sáng mà lớp phủ dạ quang còn tạo ra một nét đặc sắc trong thiết kế của đồng hồ. Ở bài viết này, Rich Tran Watch sẽ cung cấp đến các độc giả những kiến thức thú vị về lớp phủ dạ quang của đồng hồ.
Chất liệu dạ quang là gì ?
Hiểu một cách đơn giản thì dạ quang là một hợp chất hóa học đặc biệt có khả năng tự phát sáng trong bóng tối hay trong môi trường thiếu sáng mà không cần dùng đến năng lượng điện hay pin. Nguyên lý hoạt động của chất liệu dạ quang là hấp thụ và tích tụ năng lượng ánh sáng từ các nguồn sáng chủ yếu như ánh sáng mặt trời, ánh sáng của đèn điện,… trong một khoảng thời gian rồi phát sáng vào ban đêm. Dạ quang sẽ giảm dần độ sáng sau một thời gian sử dụng và cần phải được sạc lại.
Một số người hay nhầm lẫn giữa dạ quang và huỳnh quang bởi cả hai chất liệu này đều có khả năng phát sáng. Tuy nhiên chúng lại rất khác nhau ở điểm tỏa nhiệt. Nếu huỳnh quang là một loại ánh sáng nóng, tỏa ra một nhiệt lượng cao khi phát sáng thì dạ quang lại là ánh sáng lạnh, phát sáng nhưng không tỏa nhiệt.
Chất dạ quang được ứng dụng trên đồng hồ ở dạng sơn hoặc đựng trong những ống nhỏ. Dạ quang là những dải màu, thường là màu trắng được phủ trên kim, cọc số, vòng bezel hoặc bao phủ cả mặt số. Màu sắc của dạ quang cũng vô cùng đa dạng, tùy thuộc vào thiết kế của đồng hồ và chủ ý của nhà sản xuất.
Dạ quang đặc biệt hữu ích đối với một số loại đồng hồ chuyên dụng như đồng hồ lặn, đồng hồ quân đội,… thường được sử dụng trong một số điều kiện đặc biệt bao gồm cả môi trường tối. Người dùng sẽ tiết kiệm được thời gian và thao tác tay khi chỉ cần liếc mắt là có thể được giờ thay vì phải tốn công bấm nút bật đèn.
Dạ quang được phát hiện như thế nào ?
Chất liệu dạ quang đầu tiên được ứng dụng trên đồng hồ là chất phát quang phóng xạ có tên là Radium, được Marie và Pierre Curie phát hiện vào năm 1898. Điều mà Marie Curie phát hiện ra là một ống phóng xạ phát ra ánh sáng giống như cổ tích của người Hồi giáo, và cô giữ một lọ bên cạnh giường ngủ như một loại đèn ngủ. Marie Curie nhận thấy rằng sự phát sáng thực chất không đến từ radium mà là do sự ion hoá kim loại từ phóng xạ của radium và tạo ra ánh sáng đến khi quá trình ion hóa kết thúc thì ánh sáng cũng mờ đi.
Radium một trong những nguyên tố phóng xạ tự nhiên, có khả năng phát ra tia ion và ánh sáng màu xanh dưới ánh sáng tia cực tím. Radium có khả năng phát sáng liên tục đến 50 năm mới bắt đầu tắt hẳn.
Tuy có khả năng phát sáng rất ấn tượng nhưng Radium lại là một hợp chất vô cùng độc hại với cơ thể con người, là tác nhân gây ra căn bệnh ung thư ác liệt. Đến những thập niên 50, Radium đã chính bị cấm vĩnh viễn trong việc sử dụng làm chất phát quang trên đồng hồ bởi mức độ nguy hiểm khủng khiếp đến từ loại hóa chất này.
Sau này, vào năm 1903, một nhà hóa học người Thụy Sĩ là Georges Destriau phát hiện ra hiện tượng phát quang sau khi hấp thụ ánh sáng của zinc sulfide, một loại vật liệu dạ quang. Đây được xem là khám phá đầu tiên về dạ quang nhân tạo.
Sau các khám phá này, nghiên cứu về chất liệu dạ quang đã tiếp tục phát triển, và trong những năm tiếp theo, nhiều vật liệu dạ quang khác nhau đã được phát hiện và ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực đồng hồ như Tritium, Luminova, Super-Luminova,T100,…Những chất liệu hiện đại này không chỉ đáp ứng được các yêu cầu về độ sáng, khả năng phát lâu mà còn đảm bảo an toàn với sức khỏe con người và thân thiện với môi trường.
Dạ quang phát sáng được bao lâu ?
Mức độ sáng và thời gian phát sáng của dạ quang phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng chủ yếu dựa vào chất liệu dạ quang và mức độ sạc từ các nguồn sáng của nó. Chất liệu da quang hay cường độ sạc khác nhau sẽ làm cho chất lượng và thời gian phát sáng của dạ quang cũng khác nhau.
Ảnh hưởng của nguồn sáng
Dạ quang phát sáng được là nhờ việc hấp thụ năng lượng ánh sáng từ các nguồn sáng khác nhau và khi tích tụ đủ năng lượng, chúng sẽ phát ra ánh sáng trong môi trường tối và mờ dần cho đến khi được sạc thêm. Nếu được hấp thụ đủ nhiều ánh sáng, dạ quang sẽ phát quang mạnh và lâu hơn.
Hiệu ứng phát sáng của các loại dạ quang đều được sinh ra từ ánh sáng tím hoặc tia cực tím. Do đó, ánh sáng mặt trời chính là nguồn sạc tốt nhất cho đồng hồ dạ quang. Chỉ cần phơi dưới ánh mặt trời buổi sáng trong vòng 10 đến 30 phút là đồng hồ sẽ được sạc đầy. Nếu sạc dưới ánh đèn bàn bình thường thì thời gian sạc sẽ dao động từ 30 đến 60 phút.
Ảnh hưởng của chất liệu dạ quang
Bên cạnh đó, thời gian phát sáng của dạ quang còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi chất liệu dạ quang. Lịch sử phát triển của loại hóa chất này đã chứng kiến sự xuất hiện của rất nhiều những chất liệu dạ quang với các ưu nhược điểm khác nhau về khả năng phát sáng và mức độ an toàn. Càng về sau, những chất liệu dạ quang các được tối ưu các điểm mạnh để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày một đa dạng và khắt khe hơn của người tiêu dùng hiện nay.
Dạ quang Radium
Đây là chất liệu dạ quang đầu tiên được phát hiện và ứng dụng trên đồng hồ. Radium có khả năng phát sáng cực tốt trong điều kiện tối nhờ vào hiện tượng phóng xạ alpha, tức là năng lượng phóng xạ từ các hạt alpha khi radium phân rã. Thời gian sáng của chất liệu này thậm chí kéo dài đến 50 năm mới tắt hẳn. Tuy có điểm mạnh về khả năng phát sáng nhưng Radium lại là một chất phóng xạ cực kì nguy hiểm, có thể gây ung thư cho người dùng nên hiện nay chúng không còn được sử dụng nữa.
Dạ quang Tritium
Tritium là hợp chất phóng xạ đồng vị của nguyên tử hidro, được sử dụng từ năm 1968 thay thế cho Radium đã bị cấm, so với Radium thì Tritium an toàn hơn rất nhiều.Tritium được sử dụng trên đồng hồ theo cách thức: Phospho và tritium được trộn lẫn trong những thanh số dạng ống. Phản ứng hóa học giữa hai chất này tạo ra ánh sáng giúp các thanh số chứa nó sáng lên.
Tritium có thời gian phát sáng liên tục rất lâu, trung bình là 12 năm, lâu nhất có khi lên tới 25 năm tùy vào bí quyết của nhà sản xuất. Ánh sáng từ tritium có nhiều màu sắc đẹp mắt dựa trên lớp sơn bên ngoài thanh số và thường được ứng dụng trên đồng hồ lặn, đồng hồ quân đội,… những chiếc đồng hồ yêu cầu phải ở trong bóng tối thời gian dài.
Tuy nhiên, vì là một hợp chất phóng xạ đồng vị của nguyên tử hydro nên Tritium vẫn có ảnh hưởng đến sức khỏe con người dù cho mức độ không quá nghiêm trọng như Radium. Do đó, người dùng cũng nên hạn chế sử dụng chất liệu này.
Dạ quang SuperLumiNova
SuperLumiNova được phát triển bởi công ty phát quang và hóa chất Nemoto & Co. Ltd của Nhật Bản vào năm 1993 và đã trở thành loại dạ quang được sử dụng rộng rãi nhất và phổ biến trong ngành công nghiệp đồng hồ hiện nay. Ánh sáng của SuperLumiNova rất mạnh, chỉ cần hấp thụ ánh sáng (thiên nhiên lẫn nhân tạo) để sạc năng lượng và có nguồn dự trữ gần như vô tận.
Chất lượng của Super-LumiNova cũng được đánh giá cao bởi khả năng phát sáng lâu dài và mạnh mẽ sau khi “sạc”. Thời gian phát sáng kéo dài từ một đến một vài giờ, tùy thuộc vào lượng năng lượng mà nó đã hấp thụ và các yếu tố khác nhau. Nó cũng có khả năng phát sáng ổn định trong nhiều năm và không mất đi tính năng phát quang theo thời gian.
Super-LumiNova không chứa các chất phóng xạ và hoàn toàn không độc hại, do đó an toàn hoàn toàn cho người sử dụng. Đây là một ưu điểm lớn so với các chất liệu phát quang truyền thống như Radium hay Tritium, mà từng được sử dụng trước đây nhưng có nguy cơ gây hại cho sức khỏe.